Giá huy động trái phiếu chính phủ giảm so với tháng trước

Trong tháng 7, giá trị huy động của trái phiếu Chính phủ giảm ở mức khá so với tháng trước. Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn 5, 7, 10 và 15 năm giảm nhẹ. Trong khi đó, lãi suất trúng thầu của kỳ hạn 20 và 30 năm tiếp tục ổn định so với tháng trước. Lãi suất trái phiếu Chính phủ đang có xu hướng tăng nhẹ trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Áp lực tăng vẫn còn nhưng trong ngắn hạn, lãi suất TPCP có thể đi ngang trong biên độ hẹp, trước lo ngại lạm phát và tâm lý thận trọng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Số liệu trên thị trường trái phiếu chính phủ

Số liệu từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết; trên thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp, thông qua 22 đợt đấu thầu trái phiếu được tổ chức tại HNX trong tháng 7/2021, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 28.061 tỷ đồng trái phiếu; giảm 11,7% so với tháng trước. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam huy động được 4.500 tỷ đồng.

Số liệu trên thị trường trái phiếu chính phủ
Lãi suất trúng thầu của trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành tại các kỳ hạn 5, 7, 10 và 15 năm giảm từ 0,03 – 0,04%/năm

So với cuối tháng trước, lãi suất trúng thầu của trái phiếu chính phủ; do Kho bạc Nhà nước phát hành tại các kỳ hạn 5, 7, 10 và 15 năm giảm từ 0,03 – 0,04%/năm; lãi suất trúng thầu kỳ hạn 20; và 30 năm tiếp tục ổn định và giữ lần lượt ở mức 2,91%/năm và 3,05%/năm so với tháng 6.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2021 tổng lượng trái phiếu chính phủ trúng thầu là 169 nghìn tỷ; đạt 48% kế hoạch năm. Theo các chuyên gia SSI Research; diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp khiến nhu cầu trái phiếu chính phủ sẽ được đẩy mạnh; do vậy kỳ vọng lãi suất trái phiếu sẽ vẫn đi ngang trong ngắn hạn.

Trên thị trường giao dịch thứ cấp, tính đến hết 30/7/2021; thị trường trái phiếu chính phủ tại HNX có tổng dư nợ đạt 1,37 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 1,48% so với cuối năm 2020.

Giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ

Tổng giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ tháng 7 đạt 204.135 tỷ đồng; giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 9.278 tỷ đồng/phiên, giảm 24,6% so với tháng 6/2021. Trong đó, giá trị giao dịch Repos chiếm 29,58% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Trong tháng 7, vào ngày 13/7, HNX và Kho bạc Nhà nước đã phối hợp tổ chức thành công phiên đấu thầu đầu tiên; để mua lại trái phiếu chính phủ có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước; nhằm triển khai Thông tư số 107/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ từ nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước. Thông tư này cho phép Kho bạc Nhà nước trở thành nhà đầu tư trên thị trường công cụ nợ; có thể mua lại trên thị trường thứ cấp các trái phiếu do chính đơn vị này đã phát hành.

Giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ
Tổng giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ tháng 7 đạt 204.135 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 9.278 tỷ đồng/phiên, giảm 24,6% so với tháng 6/2021

Tại phiên đầu tiên trong tháng 7; Kho bạc Nhà nước đã gọi thầu 800 tỷ đồng trái phiếu chính phủ với kỳ hạn mua lại là 14 ngày. Theo đó, có 5 thành viên tham gia chào giá; tổng khối lượng chào giá đạt 1.150 tỷ đồng. Kết quả, khối lượng trúng thầu mua lại đạt 300 tỷ đồng với 2 thành viên trúng thầu.

Xu hướng giảm vẫn sẽ chiếm ưu thế

Các chuyên gia của VCBS cho rằng, trong ngắn hạn; lãi suất trái phiếu có thể đi ngang trong biên độ hẹp trước lo ngại về lạm phát và tâm lý thận trọng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, xu hướng giảm sẽ chiếm ưu thế chủ đạo trên thị trường. “Áp lực giảm sẽ hiện hữu trên thị trường trái phiếu; với một số thông tin hỗ trợ không thay đổi”; chuyên gia VCBS nhấn mạnh.

Theo lý giải của các chuyên gia này; xu hướng giảm lãi suất trái phiếu sẽ được hậu thuẫn từ nhiều yếu tố khác nhau cả trong và ngoài nước. Theo đó, đối với ngoài nước; xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới; kéo theo xu hướng tăng giá của các tài sản. Trong nước, người dân giữ vững niềm tin Việt Nam sẽ một lần nữa thành công đẩy lùi và ngăn chặn dịch bệnh.

Đồng thời, lạm phát vẫn trong khả năng kiểm soát; thậm chí lạm phát tháng tới nhiều khả năng giảm nhẹ do sức tiêu dùng phần nào bị tác động bởi làn sóng dịch mới xâm nhập vào Việt Nam. Ngoài ra, thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng được kỳ vọng dồi dào; sẽ ủng hộ cho chiều hướng giảm của lãi suất trái phiếu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *