Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng không chỉ được biết đến là thành phố cảng lớn nhất miền Trung. Mà còn là nơi gắn liền với công cuộc mở mang lãnh thổ của Đại Việt từ nhiều thế kỷ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với Nam Kỳ vẫn còn, và trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là tiền đồn quan trọng trong cuộc chiến chống ngoại xâm của hai cuộc thánh chiến trước đây. Trong những năm qua tình hình kinh tế Đà Nẵng phát triển vượt bậc, xây dựng những dự án và công trình to lớn. Phát triễn có sở hạ tầng ngày một nhiều hơn.
Cho đến năm gần đây tình hình đại dịch chuyển biến khó khăn hơn. Nên tình hình kinh tế đầu tư những dự án của TP Đà Nẵng có vẻ chậm tiến độ. Còn mùa mưa thì đang đến rất gần khiến nhiều công trình lớn, dự án trọng điểm của TP. Đà Nẵng trở nên bất an. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ những nỗi lo, bất an mà TP Đà Nẵng đang gặp phải. Cũng như những thông tin do các bộ phận quản lý tại Tp Đã Nẵng đưa ra.
Mục Lục
Những nỗi lo song song của TP Đà Nẵng
Chốt tiến độ hoàn thành dự án, song Covid-19 bùng phát và mùa mưa đang đến gần khiến nhiều công trình lớn, trọng điểm của TP. Đà Nẵng trở nên bất an. Covid-19 bùng phát, TP. Đà Nẵng đã áp dụng biện pháp mạnh để khống chế dịch, bắt đầu từ ngày 31/7. Trong đó, Đà Nẵng yêu cầu các công trình động lực, trọng điểm phải xây dựng kế hoạch phòng chống Covid-19; thực hiện quản lý công nhân, người lao động theo phương án “3 tại chỗ”. Những yêu cầu nghiêm ngặt như vậy. Đã làm tăng sức ép đối với các đơn vị thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Do đã chốt thời gian hoàn thành với chính quyền, nên việc chậm trễ thi công sẽ là ác mộng đối với nhiều dự án trọng điểm tại Đà Nẵng. Dự án nút giao thông cầu Trần Thị Lý được khởi công xây dựng từ tháng 3/2020, theo hợp đồng thầu đã ký kết, công trình này phải hoàn thành xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối tháng 6/2021. Tuy nhiên, đến nay, khối lượng thi công mới đạt khoảng 50%. Vì vậy, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng (đơn vị điều hành Dự án) và các nhà thầu thi công phải xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thi công công trình này đến cuối tháng 2/2022.
Thông tin từ trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng
Ông Nguyễn Minh Huy, Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng cho biết. Dự án này đã được cấp phép thi công trở lại trong bối cảnh Covid-19. “Khó khăn hiện nay là không thể huy động thêm nhân công để thi công công trình. Vì các địa phương đều thực hiện giãn cách. Trong khi đó, mùa mưa đang đến gần. Nên phải tổ chức thi công khép kín tại Dự án, thực hiện phương án “3 tại chỗ” với số công nhân có mặt tại công trường và thi thi công 24/24. Chúng tôi phải đảm bảo tiến độ công trình vì đã cam kết với Thành phố”, ông Huy thông tin.
Một dự án trọng điểm khác phải đua tiến độ là Nhà máy Nước Hòa Liên, với tổng kinh phí hơn 1.170 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để vấn đề thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Những cam kế tiến độ
Theo cam kết tiến độ, Nhà máy sẽ được vận hành chạy thử vào ngày 30/10/2021; hoàn thành xây lắp, lắp đặt thiết bị cho đập dâng Nam Mỹ vào ngày 30/10/2021. Bắt đầu tích nước từ cuối tháng 10/2021. Hoàn thiện, vận hành vào ngày 15/12/2021.
Ông Lương Thạch Vỹ, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng (đơn vị quản lý Dự án) cho biết. Dự án đã tạm dừng trong 1 tuần và đã được cấp phép để xây dựng trở lại. “Vừa xây dựng, vừa phải đảm bảo phòng chống Covid-19, nên chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi phải đảm bảo tiến độ đã cam kết với Thành phố. Chỉ mong thời tiết đừng mưa sớm”, ông Vỹ nói.
Thực tế chưa được như kỳ vọng
Giải ngân vốn đầu tư công đang gặp nhiều khó khăn do phải giãn cách, phong tỏa. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Gấp rút hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm. Để thúc đẩy tăng trưởng cũng là giải pháp cấp bách với Đà Nẵng hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ của những dự án này không như kỳ vọng.
Theo thống kê, giai đoạn 2016-2020, Thành phố có 82 dự án trọng điểm, động lực. Gồm: 55 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Thành phố, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; 7 dự án đầu tư từ nguồn vốn của các bộ, ngành; 20 dự án đầu tư từ nguồn vốn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong 55 dự án đầu tư từ ngân sách Thành phố, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu. Chỉ có 7 dự án và 1 dự án thành phần hoàn thành; còn lại đang thực hiện đền bù giải tỏa hoặc thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Thông tin từ Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND TP. Đà Nẵng
Bà Phan Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND TP. Đà Nẵng cho biết, tính đến ngày 25/7, vốn đầu tư công của Thành phố giải ngân được 3.594 tỷ đồng (đạt 31% kế hoạch) là rất chậm. Những bất cập liên quan công tác giải phóng mặt bằng chất lượng tư vấn, nhà thầu. Chất lượng hồ sơ dự án vẫn chưa có biện pháp căn cơ để tháo gỡ. Nhiều dự án trọng điểm, động lực chậm tiến độ. Nhất là trong khâu giải tỏa đền bù, phải gia hạn tiến độ nhiều lần, chưa tạo ra sự lan tỏa và thúc đẩy phát triển kinh tế như kỳ vọng…
“Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại là Thành phố phải quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Với phương thức làm đến đâu giải ngân đến đó. Đặc biệt đẩy mạnh tiến độ thi công và giải ngân đối với các công trình trọng điểm. Động lực cam kết thời gian hoàn thành trong năm 2021. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu việc trình điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Làm “đội vốn” những công trình dự án; có giải pháp cụ thể để xử lý các vướng mắc trong công tác giải tỏa đền bù”, bà Nhung đề nghị.