Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về giao dịch giấy tờ có giá như kỳ phiếu, “trái phiếu” do tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Thông tư 12/2021 vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định việc mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là ngân hàng) tiền gửi, trái phiếu do các ngân hàng khác trong nước phát hành sẽ có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2021.
Mục Lục
Quy định về giao dịch trái phiếu do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành
Cụ thể, thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước (sau đây gọi là giấy tờ có giá) chưa đến hạn thanh toán mà bên mua nhận chuyển giao quyền sở hữu và không kèm theo cam kết bán, mua lại giấy tờ có giá hoặc bảo lưu quyền truy đòi.
Theo đó các ngân hàng được mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với nội dung mua; bán trái phiếu doanh nghiệp và/hoặc giấy tờ có giá khác ghi trong giấy phép do NHNN cấp.
Đồng tiền thực hiện trong giao dịch mua, bán giấy tờ có giá là đồng Việt Nam.
Những lưu ý trong quy định
Thông tư quy định rõ, giấy tờ có giá được mua; bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán và chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi. Bên bán theo đó có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp; được phép giao dịch theo quy định của pháp luật; không trong tình trạng đang được chiết khấu, tái chiết khấu.
Đáng chú ý, các ngân hàng chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu; chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc; lãi của giấy tờ có giá đó.
Một quy định đáng chú ý khác trong Thông tư 12 vừa được ban hành là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được mua trái phiếu chuyển đổi.
Riêng đối với giấy tờ có giá của công ty tài chính; hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, các ngân hàng chỉ được mua, bán với tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Các ngân hàng theo đó không được phép mua từ cá nhân.
Các trường hợp TCTD không được phép mua TPDN
Trong đó, một nội dung đáng chú ý là dự thảo Thông tư đưa ra một loạt các trường hợp TCTD không được phép mua TPDN.
Thứ nhất, dự thảo quy định TCTD không được vay vốn của TCTD khác để mua TPDN. Quy định này nhằm phù hợp với các quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn; tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020); và tình hình hoạt động của các TCTD, góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
Thứ hai, TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính; đã được kiểm toán tại năm liền kề trước năm mua TPDN, trừ trường hợp mua TPDN theo phương án cơ cấu lại; được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
TCTD không được mua trái phiếu (bao gồm mua từ phát hành lần đầu; và mua lại từ các tổ chức, cá nhân khác) của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại TCTD mua; và tại TCTD khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm quyết định phê duyệt mua”.