Ngành hoa Đà Lạt cần được hỗ trợ ‘giải cứu’ giữa dịch bệnh Covdi-19

Ngành sản xuất và kinh doanh hoa Đà Lạt là một điển hình tiên phong về kinh tế của tỉnh Lâm Đồng và đã trở thành thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, ngày 9/8, Bộ Công Thương cho biết, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến tiêu thụ nông sản của tỉnh. Đặc biệt là ngành sản xuất và kinh doanh hoa. Ước tính có hàng triệu gốc hoa và hàng trăm tấn rau củ quả các loại cần được hỗ trợ để tiêu thụ. Cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin về thị trường nhé.

Lâm Đồng cần hỗ trợ ‘giải cứu’ hàng trăm triệu cành hoa

Lâm Đồng cần hỗ trợ 'giải cứu' hàng trăm triệu cành hoa
Vườn hoa cúc cần được hỗ trợ ‘giải cứu’

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến việc tiêu thụ hàng hóa ở Lâm Đồng. Ước tính hàng triệu cành hoa, hàng trăm tấn hoa quả và rau các loại đến vụ cần được hỗ trợ tiêu thụ.

Cổng thông tin Bộ Công Thương cho hay, tỉnh Lâm Đồng đang canh tác 100 ha trồng hoa cúc chùm; 158 ha trồng hoa cúc đơn; 208 ha trồng hoa hồng; 68 ha trồng hoa đồng tiền; 82 ha trồng hoa cẩm chướng; 7 ha trồng hoa lyly; 22 ha trồng hoa cát tường và 16 ha trồng hoa salem.

Theo ước tính, sản lượng hoa và các loại quả trên địa bàn tỉnh cần được hỗ trợ tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là hơn 100 triệu cành hoa; 130 tấn bơ và mắc ca.

Trong đó, 30 triệu cành hoa cúc với giá bán 6.000 đồng/5 cành; 40 triệu cành cúc đơn có giá 15.000 đồng/10 cành; 14 triệu cành hoa hồng với giá 30.000 đồng/50 cành; 6 triệu cành hoa đồng tiền với giá bán 10.000 đồng/20 cành; 1 triệu cành hoa lyly có giá 30.000 đồng/5 cành; 9 triệu cành hoa cẩm chướng giá bán 15.000 đồng/20 cành; 220.000 kg hoa cát tường với giá 30.000 đồng/kg; 9.000 kg hoa salem với giá 10.000 đồng/kg.

Ngoài ra, tỉnh này còn có 30 tấn hạt mắc ca đã đóng gói, với giá 260.000 đồng/kg và 100 tấn bơ, giá bán 15.000 đồng/kg cũng cần được hỗ trợ tiêu thụ.

Ngành hoa Đà Lạt lao đao vì dịch

Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2020, toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 10.000 ha hoa các loại. Với sản lượng bình quân 3,6 tỷ cành/năm, xuất khẩu ra nước ngoài 370 triệu cành. Toàn tỉnh có trên 56 doanh nghiệp, làng hoa, hợp tác xã sản xuất hoa. Với 2.927 ha canh tác hoa ứng dụng công nghệ cao. Trong đó có 2.463 ha sản xuất hoa trong nhà kính; 170,1 ha nhà lưới; có 51 cơ sở nuôi cấy mô với năng lực sản xuất trên 72,38 triệu cây giống phục vụ sản xuất hoa thương phẩm. TP Đà Lạt là địa phương sản xuất hoa chủ lực, chiếm 66% diện tích và 71% sản lượng toàn tỉnh.

Ngành sản xuất và kinh doanh hoa Đà Lạt là mũi nhọn kinh tế tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. Và đã trở thành thương hiệu của cả nước. Tuy nhiên, từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, ngành hoa Đà Lạt gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu hoa trên thị trường giảm. Nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, kéo theo giá hoa Đà Lạt sụt giảm mạnh. Thậm chí nhiều nhà vườn phải cắt bỏ hoa vì không có người mua. Lâm Đồng đang cần được chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người nông dân.

Ngành hoa Đà Lạt đã từng được giải cứu trong đợt dịch thứ 3

Ngành hoa Đà Lạt đã từng được giải cứu trong đợt dịch thứ 3
Lâm Đồng từng kiến nghị TP.HCM mở cửa chợ hoa Đầm Sen để ‘cứu’ hoa Đà Lạt

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 3 bùng phát đúng thời điểm người trồng hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Điều đó khiến thị trường tiêu thụ hoa chững lại, giá xuống thấp. Hiệp Hội Hoa Lâm Đồng cấp tốc có văn bản gửi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng tạo điều kiện cho xe tải chở hoa Đà Lạt vào nội thành và các chợ đầu mối tiêu thụ.

Ngày 5/2, TP Hồ Chí Minh đã có văn bản đồng ý từ ngày 6- 11/2 (tức 25 – 30 âm lịch) cho phép các phương tiện chở hoa Đà Lạt vào chợ Đầm Sen và Hồ Thị Kỷ theo 2 khung giờ từ 6 – 7 giờ và từ 21 – 22 giờ. Tương tự, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng có văn bản cho phép các xe tải chở hoa Đà Lạt được lưu thông vào nội thành, các chợ đầu mối để thuận tiện trong việc tiêu thụ hoa tết, giúp người sản xuất hoa tiêu thụ được sản phẩm.

Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp trồng hoa, sản xuất và kinh doanh nông sản trong tỉnh, Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng đề nghị Hiệp hội Ô tô vận tải Lâm Đồng thống nhất với các đơn vị kinh doanh vận tải không tăng giá cước trong thời gian dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại vì nhu cầu vận chuyển hoa đến các địa phương khác tiêu thụ là rất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *