Giá vàng trong nước mở cửa sáng ngày 2/8 đầu tuần mới mở màn với tình hình đang tiếp tục xu hướng giảm; nhưng biên độ không cao lắm cũng chỉ trong khoảng 50.000 đồng/lượng. Trong khi đó, cùng thời điểm ngày 2/8 giá vàng thế giới cũng lùi bước chạm ngưỡng 1.810 USD/ounce. Nhìn chung giá vàng trong nước giảm ngay từ khi mở cửa, đồng thời trái ngược hoàn toàn với dự đoán của các chuyên gia về thị trường kim loại quý. Nhiều chuyên gia nhận định lạm phát tăng mạnh; nhưng đà tăng của thị trường vàng không tương xứng. Cụ thể ra sao hãy cùng chúng tôi đến với bảng tin vàng – ngoại tệ dưới đây.
Mục Lục
Giá vàng trong nước ngày 2/8 giảm sâu
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi giảm 150.000 đồng/lượng trong cuối tuần trước, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng hôm nay ngày 2/8 tại Hà Nội đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 56,50 – 57,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 56,50 – 57,20 triệu đồng/lượng. Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 51,51 – 52,21 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Sáng 2.8, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào – bán ra ở mức 56,48– 57,93 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với cuối ngày 31.7. Chênh lệch giá mua – bán vàng đang ở mức 1,45 triệu đồng/lượng.
Giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 14,1 USD xuống 1.813,8 USD/ounce
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên; cuối tuần qua tại Mỹ giảm 14,1 USD xuống 1.813,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lùi nhẹ về gần 1.810 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York giảm 3,6 USD xuống 1.809,9 USD/ounce. Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu giảm khá mạnh do áp lực bán chốt lời gia tăng, sau khi vàng đã có phiên trước đó khởi sắc.
Mặc dù đã giảm mạnh trong phiên cuối cùng của tháng 7, kim loại quý vẫn ghi nhận mức tăng gần 3% trong tháng này nhờ sức hấp dẫn như một “hàng rào” chống lại lạm phát. Tuy nhiên, dù giá vàng có lúc đã tăng lên ngưỡng 1.830 USD/ounce, những biến động mạnh của nó trong tuần qua vẫn cho thấy một nghịch lý trên thị trường. Đó là lạm phát tăng mạnh, nhưng đà tăng của giá vàng hoàn toàn không tương xứng.
Mặc dù tâm lý thị trường vàng đang tăng, nhưng một số chuyên gia vẫn cảnh báo; kim loại quý vẫn phải đối mặt với một số ngưỡng kháng cự. Darin Newsome, Chủ tịch Darin Newsome Analytics, nhận định vàng sẽ vẫn bị kẹt trong một phạm vi rộng bất chấp sự phục hồi gần đây. Theo đó, ngưỡng kháng cự gần nhất là 1.839 USD/ounce và ngưỡng hỗ trợ gần nhất là 1.793 USD/ounce. Chuyên gia này cho rằng, tuần này, nếu giá vàng phá vỡ phạm vi này thì giá kim loại quý có thể sẽ tạo ra đột phá.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ngày 2/8
Với mức giá khoảng 1.810 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức gần 50,9 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng hơn 6,3 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 92,09 điểm. Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay ngày 2/8 được Ngân hàng Nhà nước; công bố là 23.180 đồng/USD, không đổi so với ngày cuối tuần trước. Biên độ dao động của tỷ giá USD ở mức 22.484 – 23.876 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; sáng nay niêm yết ở mức 22.975 – 23.825 đồng/USD. Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 22.855 – 23.055 đồng/USD. Sáng ngày 2/8 tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.080 đồng/USD; và bán ra là 23.160 đồng/USD.