Cước phí giao hàng từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh có nơi tăng gấp 3 – 4

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng đều xác nhận rằng chi phí chuyển hàng trong thời gian giãn cách xã hội cao hơn so với trước khi có dịch. Do việc giao và nhận gửi hàng khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Đặc biệt, người nhận hàng bị cách ly và phong tỏa, và đơn hàng của người gửi hàng phải đi một con đường quanh co, vừa tốn xăng vừa tốn thời gian. Nhiều shipper đã từ chối giao hàng trên cung đường có nhiều chốt kiểm dịch hay ở những khu cách ly, phong tỏa… Vì vậy, hiện nay việc vận chuyển hàng từ các tỉnh về TPHCM đã tăng cao hơn rất nhiều. Nhiều nơi ghi nhận cao hơn 3 lần tới 4 lần so với trước khi có dịch.

Phí giao hàng về Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3-4 lần

Phí chuyển hàng về Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3-4 lần
Xe giao hàng đi qua chốt kiểm dịch

Dù vậy, mức tăng trên chỉ là cục bộ đối với một số nhà xe tại các tỉnh có tuyến vận chuyển hàng hóa chưa phát triển. Việc này ảnh hưởng phần nào đến việc chuyển hàng, giao thương của người dân, thương lái. Đặc biệt với dạng hàng hóa là nông sản, thực phẩm tươi với kích thước lớn cần vận chuyển nhanh. Theo lý giải của các nhà xe, nguyên nhân phí chuyển hàng tăng là do thời gian vận chuyển hàng bằng xe tải có tuyến tăng gấp đôi so với trước. Cộng thêm các loại chi phí để đáp ứng điều kiện qua trạm kiểm soát.

Trong khi đó, các doanh nghiệp vận chuyển lớn chuyên các loại hàng bưu phẩm, hàng đóng thùng như Viettel Post, Giao hàng nhanh khẳng định không tăng giá. Viettel Post cho biết trong 2 tuần trở lại đây. Tổng sản lượng hàng gửi về TP Hồ Chí Minh qua đơn vị giảm khoảng 10%. Một phần do nhiều doanh nghiệp, cửa hàng phải đóng cửa. Vì không phải lĩnh vực được mở kinh doanh trong giai đoạn này.

Cước phí shipper âm thầm tăng mạnh

Cước phí shipper âm thầm tăng mạnh
Shipper công nghệ bị kiểm tra giấy tờ khi đi qua các chốt kiểm dịch

Ahamove đã tăng lượng shipper lên gấp ba lần (riêng ở TP.HCM có khoảng 10.000 shipper/ngày), vẫn không đủ tài xế để đáp ứng số lượng đơn hàng tăng cao. Nhiều shipper cũng ngại ra đường, tài xế phải tự trả phí xét nghiệm. Bị chặn ở chốt khi đang giao hàng, đối mặt với rủi ro, nguy cơ dịch bệnh. Nên nếu giá cước thấp quá thì shipper không nhận vận chuyển hàng. Điều này càng khó cho người mua hàng.

“Do nhu cầu giao, nhận hàng tăng cao, lượng shipper giảm nên giá cước tăng cao. Có thời điểm, lượng đơn hàng tăng đến 300%, không đủ tài xế nhận đơn. TP.HCM hiện có khoảng 100.000 đơn/ngày. Khi nhu cầu thị trường giảm, tài xế đủ thì cước phí sẽ bình ổn trở lại” – ông Phan Tường Bách giải thích.

Đại diện Gojek cũng nêu lý do tương tự khiến phí giao hàng tăng. “Hệ thống Gojek ghi nhận mỗi ngày có hàng chục ngàn đơn hàng. Lượng shipper lại giảm, việc nhận hàng, vận chuyển đều tốn nhiều thời gian hơn trước nên phải tăng giá cước để vừa đảm bảo quyền lợi của tài xế, vừa đáp ứng được đơn hàng của khách”.

Để khuyến khích shipper làm việc, với mỗi đơn hàng GoFood và GoSend, tài xế Gojek sẽ được cộng thêm 5.000 đồng, không phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động. Đơn vị này cũng hỗ trợ 200.000 đồng/ngày đối với các tài xế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *