Thị trường chứng khoán Mỹ thời gian vừa qua diễn ra vô cùng sôi động. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán được chứng kiến những chỉ số Down Jones, S&P 500 liên tục tăng mạnh. Có những chỉ số tăng ký lục, lập đỉnh thậm chí phá đỉnh. Bên cạnh các chỉ số chứng khoán đi lên trên diện rộng thì số liệu lạm phát cũng tăng mạnh. Các chuyên gia đã có những nhận xét về tình hình chứng khoán Mỹ hiện nay cùng với việc đưa ra nhận định về thái độ của các nhà đầu tư. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây.
Mục Lục
Số liệu thể hiện chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng cao
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/8 đi lên trên diện rộng khi số liệu lạm phát tăng mạnh. Nhưng vẫn thấp hơn dự báo nếu bỏ qua giá thực phẩm và năng lượng.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 220,3 điểm, tương đương 0,6%. Và đóng cửa ở đỉnh mới 35.485 điểm. Động lực chính là các cổ phiếu Caterpillar và Home Depot. Chỉ số S&P 500 tăng 0,2% và cũng ghi nhận kỷ lục mới 4.447,7 điểm.
Bộ Lao động Mỹ ngày 11/8 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 bật tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cao hơn so với mức trung bình 5,3% mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo. So với tháng liền trước, CPI tăng 0,5%, khớp với kỳ vọng.
Kết phiên 13/8, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 15,5 điểm lên kỷ lục mới 35.515 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,16% lên đỉnh lịch sử 4.468 điểm.
Tính chung cả tuần 9-13/8, Dow Jones và S&P 500 tăng lần lượt tăng 0,8% và 0,7% với thanh khoản thấp. Nasdaq giảm chưa đầy 0,1%.
Tuy nhiên, theo CNBC, nhà đầu tư tập trung theo dõi chỉ số lạm phát lõi (core inflation). Tức là không tính đến giá thực phẩm và giá năng lượng thường xuyên biến động. Cụ thể, lạm phát lõi tháng 7 là 0,3%. Như vậy thấp hơn so với mức 0,4% mà các chuyên gia dự báo.
Nhận xét của một số chuyên gia về tình hình chứng khoán Mỹ hiện tại
Ông Mike Loewengart, Giám đốc chiến lược đầu tư tại công ty môi giới E*TRADE Financial nhận xét: “Việc giá cả tăng vừa phải so với tháng trước là một tín hiệu đáng khích lệ. Củng cố niềm tin rằng áp lực lạm phát thời gian qua chỉ là tạm thời. Và điều đó liên quan đến quá trình mở cửa kinh tế. Vậy nên mặc dù lạm phát khá cao. Nhưng có lẽ nhà đầu tư đã phản ánh vào giá hết rồi”.
Bà Seema Shah, Giám đốc chiến lược tại công ty quản lý tài sản Principal Global Investors nhận xét: “Số liệu giá cả lần này sẽ giúp xoa dịu nỗi lo của một số nhà đầu tư, cho thấy rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) không quá chủ quan về áp lực lạm phát”.
Giá dầu giảm rồi lại hồi phục sau khi Nhà Trắng kêu gọi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh gia tăng sản lượng để hỗ trợ đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sau đại dịch.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh và thái độ của nhà đầu tư
Nhận xét về thị trường chứng khoán Mỹ của Giám đốc đầu tư HSBC
Sau một thời gian đánh giá khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Có vẻ nhà đầu tư đã quen dần với thực trạng.
Giám đốc đầu tư của HSBC chỉ ra rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 7 tăng 5,4% so với cùng kỳ. Nhưng lợi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm lại giảm.
“Lợi suất trái phiếu và kỳ vọng lạm phát thường biến động cùng nhau. Nếu lạm phát được dự báo là sẽ tăng, lợi suất sẽ đi lên để phản ánh khả năng tăng lãi suất. Nhưng điều thú vị là lợi suất tại Mỹ đã giảm sau khi đạt đỉnh hồi tháng 4”, ông Chan nói.
Tính đến sáng 13/8, lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm còn 1,3405%. Trong khi hồi tháng 3 năm nay là trên 1,7%. HSBC dự báo lợi suất sẽ giảm còn 1% vào cuối năm nay.
Khảo sát của Fed chi nhánh Philadelphia cho thấy các chuyên gia dự báo lạm phát sẽ ở mức 2,4% trong 5 năm tới.
Thái độ của nhà đầu tư khi các chỉ số chứng khoán tăng điểm
Các chỉ số chứng khoán Mỹ liên tiếp phá đỉnh trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc đi xuống. Điều này cho thấy nhà đầu tư không quá lo về lạm phát. Mà họ chuyển sang quan tâm tới biến thể Delta.
Theo ông Xian Chan, Giám đốc đầu tư của HSBC Wealth Management, nhà đầu tư hiện nay không còn lo ngại lạm phát mà chuyển sang quan tâm tới sự lây lan của COVID-19 do biến thể Delta.
Theo ông Chan, thị trường giờ đây đang tập trung theo dõi tình hình dịch COVID-19. Đặc biệt là biến thể Delta. Số ca nhiễm mới tăng nhanh tại nhiều nơi trên thế giới. Các nước, nhất là tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã tái áp dụng các biện pháp giãn cách trong những tuần gần đây.
“Nhưng dù có nhìn nhận theo chiều hướng nào thì nhà đầu tư vẫn có kỳ vọng chung. Đó là việc triển khai thành công chương trình tiêm vắc xin sẽ giúp nền kinh tế tiếp tục hồi phục trong quý II/2021”.