Dự kiến cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể mua và bán trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, và bán trái phiếu doanh nghiệp. Dự thảo Thông tư này được xây dựng nhằm thay thế cho Thông tư số 22/2016 / TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016, Thông tư số 15/2018 / TT-NHNN ngày 18 tháng 6 năm 2018 có sửa đổi, bổ sung, sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với thực tế và tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm bắt thông tin kỹ hơn nhé.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

Các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu được doanh nghiệp phát hành để huy động vốn phục vụ mục đích kinh doanh của mình

Theo đó, Dự thảo quy định không chỉ các TCTD; chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua TPDN, các ngân hàng chính sách cũng được mua, bán TPDN theo quy định của Chính phủ.

Các TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của NHNN; trừ trường hợp mua TPDN theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt. TCTD cũng không được vay vốn của TCTD khác để mua TPDN.

TCTD không được mua trái phiếu (bao gồm mua từ phát hành lần đầu; và mua lại từ các tổ chức, cá nhân khác) của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại TCTD mua; và tại TCTD khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm quyết định phê duyệt mua.

Nhìn chung thị trường diễn biến tích cực

Sau 6 tháng triển khai Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán; và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế, Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (gồm nội dung quy định về phát hành TPDN ra công chúng) và Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, thị trường TPDN duy trì đà tăng trưởng và có một số kết quả tích cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ là 168.702 tỷ đồng; tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020, khối lượng phát hành ra công chúng là 15.375 tỷ đồng; tương đương 50,3% khối lượng phát hành của năm 2020, chiếm 8,3% tổng khối lượng TPDN phát hành. Điều này cho thấy bước đầu có sự dịch chuyển; từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng; đây là tín hiệu tốt trên thị trường TPDN.

Nhìn chung thị trường diễn biến tích cực
Có sự dịch chuyển, từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng, đây là tín hiệu tốt trên thị trường TPDN

Các tổ chức tín dụng (TCTD) là nhà phát hành lớn nhất chiếm 40,2% tổng khối lượng phát hành; khối lượng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản giảm 55,5%; so với cùng kỳ năm 2020 (chiếm 13,2% tổng khối lượng phát hành). Lãi suất phát hành bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 7,9%/năm; giảm 1,6%/năm so với cùng kỳ năm 2020 (9,5%/năm).

Các lưu ý với doanh nghiệp và nhà đầu tư

Để thị trường TPDN phát triển theo hướng công khai; minh bạch và giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia huy động vốn trên thị trường; Bộ Tài chính khuyến nghị về những rủi ro nêu trên; đề nghị các chủ thể tham gia thị trường tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật và lưu ý một số nội dung.

Đối với doanh nghiệp phát hành; Bộ Tài chính đề nghị việc phát hành trái phiếu phải gắn với dòng tiền; và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh; năng lực tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng trả các khoản nợ đến hạn, trong đó có trả nợ lãi, gốc trái phiếu. Khi phát hành TPDN phải tuân thủ quy định của pháp luật; công bố công khai thông tin cho nhà đầu tư về tình hình tài chính; phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính…

Còn đối với nhà đầu tư mua trái phiếu; Bộ Tài chính khuyến nghị cần phân biệt rõ phương thức phát hành TPDN ra công chúng và phát hành TPDN riêng lẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *