Việc Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại phần nào làm giảm nhu cầu phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 7/2021 chỉ đạt 16.227 tỷ đồng, giảm 55,7% so với tháng trước. Thực tế, chỉ riêng ACB đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp có giá trị lên tới 5.500 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự ảm đạm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng Bảy.
Mục Lục
Chuyên gia lý giải nguyên nhân
Chuyên gia của KBSV lý giải nguyên nhân là do các doanh nghiệp cần huy động vốn; nhiều khả năng đã quay lại sử dụng kênh tín dụng khi Luật chứng khoán 2019 và một số nghị định liên quan tới việc siết chặt hơn về quy định chào bán; và giao dịch trái phiếu riêng lẻ (trong đó liên quan đến nhà đầu tư) có hiệu lực.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại (NHTM); nên dư địa để các NHTM đẩy mạnh cho vay trong thời gian tới vẫn còn. Cũng cần lưu ý rằng trong tháng 7, phần lớn các NHTM đã giảm lãi suất cho vay 1%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp; cá nhân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Song song với các lý giải trên của KBSV; cũng không thể không kể đến ảnh hưởng nặng nề của việc giãn cách xã hội diện rộng, đặc biệt là ở TP. HCM và TP. Hà Nội, khiến rất nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ.
Những thử thách đối với thị trường TPDN
Trong báo cáo trái phiếu công bố mới đây; Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng lưu ý đến 2 thách thức đối với thị trường TPDN: cạnh tranh gia tăng đến từ kênh tín dụng ngân hàng và các văn bản pháp lý vẫn sẽ đòi hỏi các thành viên trên thị trường đáp ứng.
Tuy vậy, theo VCBS, tiềm năng tăng trưởng của thị trường này vẫn hiện hữu trong dài hạn; xét tới sự tăng trưởng của nền kinh tế đi kèm với nhu cầu mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp; kéo theo đó là nhu cầu sử dụng vốn.
VCBS đánh giá yếu tố thuận lợi đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 là mặt bằng lãi suất thấp hơn giúp nhiều dự án có tính khả thi cao hơn; xét trên tương quan giữa chi phí vốn và tỷ suất hoàn vốn nội bộ.
Công ty chứng khoán này tin rằng thị trường sẽ dần hướng đến tốc độ tăng ổn định; dù trong ngắn hạn, các văn bản pháp lý mới sẽ khiến tăng trưởng không còn “nóng” như trước, bởi trong dài hạn; đây sẽ là nền tảng pháp lý góp phần phát triển thị trường bền vững hơn.
Tăng trưởng tín dụng ở kênh ngân hàng được dự báo sẽ chỉ ở mức khoảng 11-13%
Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng ở kênh ngân hàng được dự báo sẽ chỉ ở mức khoảng 11-13% và đặc biệt là không dàn trải ra tất cả ngành nghề và doanh nghiệp; vì thế mà các doanh nghiệp vẫn cần phải phát hành trái phiếu để chủ động tiếp cận nguồn vốn; thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Cùng với đó, các nhóm trái phiếu bất động sản; trái phiếu của các tổ chức tín dụng hay trái phiếu ngành năng lượng đều có phân khúc riêng với nhu cầu và khẩu vị phù hợp với từng nhóm đối tượng nhà đầu tư. Do đó, VCBS cho rằng đây vẫn sẽ là nhóm tiếp tục có khả năng phát hành thành công cao trong giai đoạn tiếp theo.
Về phía cầu, nhu cầu đầu tư trái phiếu vẫn luôn hiện hữu ở mức cao; khi tỷ suất sinh lời đối với kênh đầu tư này so với các kênh khác vẫn khá hấp dẫn.
Thị trường TPDN chững lại sau nhiều tháng liên tiếp sôi động
Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 208.900 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ 2020. Quán quân phát hành vẫn là các doanh nghiệp bất động sản (92.300 tỷ); sau đó đến các ngân hàng (68.200 tỷ đồng); năng lượng và khoáng sản (14.800 tỷ đồng); định chế tài chính phi ngân hàng (11.200 tỷ đồng); phát triển hạ tầng (6.000 tỷ đồng) và các doanh nghiệp khác.
Riêng quý 2, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản phát hành đạt 64.400 tỷ đồng trái phiếu; tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp phát hành nhiều nhất trong quý vừa qua là Vingroup; Công ty Golden Hill, BIM Land, Hưng Thịnh Corp, Sunshines Group…
Dù gặp phải lực cản trong ngắn hạn; song thị trường TPDN được dự báo sẽ sớm tăng trưởng trở lại. Công ty chứng khoán SSI nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục sôi động trong quý 3; từ cả phía cung và phía cầu do việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn hạn chế và mức lãi suất hấp dẫn vẫn được duy trì.
Mặc dù vậy, rủi ro thị trường sẽ gia tăng vì hầu hết các doanh nghiệp đều tổn thương; do dịch bệnh dai dẳng nên nhà đầu tư cần thận trọng hơn.