Hiện nay, do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệ rơi vào cảnh điêu đứng. Trong đó doanh nghiệp, công ty nhựa cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.Theo đó, Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành để được xem xét hỗ trợ về nhiều nhóm vấn đề. Khả năng dự báo kém, việc nhập khẩu ồ ạt nguyên liệu để dự trữ khi giá tăng là một trong những những nguyên nhân đẩy nhiều doanh nghiệp nhựa vào tình trạng thua lỗ và bên bờ vực phá sản. Vậy thực hư việc này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự thật vấn đề này tại đây nhé!
Mục Lục
Nhiều công ty nhựa bị thua lỗ và phá sản
Hơn 50% doanh nghiệp nhựa đã phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng. Nguy cơ không thực hiện được đơn hàng, giao hàng chậm hoặc bị hủy đơn hàng. Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA). Cho biết ngành nhựa có khoảng gần 3.000 doanh nghiệp. Với hơn 300.000 lao động trên cả nước, trong đó 70% doanh nghiệp hoạt động tập trung tại TP.HCM. Và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh. Diễn biến tình hình COVID-19 phức tạp đã làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành lâm vào cảnh điêu đứng.
Trước thực tế này, VPA đã gửi văn bản đến Thủ tướng. Các bộ ngành đề xuất được xem xét hỗ trợ nhiều nhóm vấn đề. Trong đó, đề xuất hỗ trợ giãn nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp trong 6 tháng tới cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn; giảm tiếp 2%-3% lãi suất cho vay đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19; giảm thuế đất hằng năm phải nộp của năm 2021; cho doanh nghiệp lùi thời gian đóng các khoản thuế, bác hiểm xã hội trong 6 tháng tới để giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, VPA kiến nghị Chính phủ thanh kiểm tra, can thiệp kịp thời để các hãng tàu không lũng đoạn về giá và phí như hơn 1 năm qua. Bên cạnh đó, đề nghị các hãng tàu cho kéo dài thời gian lưu bãi bằng thời gian lưu container là 14-21 ngày để doanh nghiệp tránh phát sinh chi phí.
VPA đề nghị doanh nghiệp không áp dụng sản xuất “3 tại chỗ”
Cùng với đó, đề nghị Bộ Y tế thống nhất từng loại giấy xét nghiệm. Và thời gian hiệu lực của mỗi loại. Khi lái xe lưu thông qua các tỉnh thì dùng loại nào để các địa phương thực hiện. Bỏ qui định cấp mã OR-Code về “luồng xanh” trên phạm vi cả nước.
“Chúng tôi đã rất mệt mỏi với những khó khăn chồng chất nên kiến nghị Chính phủ chỉ đạo lưu thông hàng hóa thông suốt, không để mỗi tỉnh chỉ đạo một kiểu như hiện nay, gây cản trở vô cùng cho DN”, ông Hồ Đức Lam nêu ý kiến. VPA đồng thời kiến nghị bổ sung doanh nghiệp nhựa vào nhóm ưu tiên tiêm vắc-xin, bên cạnh các ngành điện tử, dệt may, da giày, ôtô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm.
Về phương thức hoạt động an toàn. VPA kiến nghị không tiếp tục duy trì áp dụng sản xuất “3 tại chỗ”. Mà bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn. Đặc biệt cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà. Và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn doanh nghiệp cụ thể khi có ca F0 xuất hiện trong nhà máy. Để không lúng túng trong việc xử lý.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiêm vắc-xin cho lao động 3 tại chỗ sản xuất hàng thiết yếu. Sao cho từ đầu tháng 9, các DN 3 tại chỗ. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu sẽ có 100% lao động được tiêm 2 mũi. Và được tổ chức sản xuất trong điều kiện bình thường mới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lỗ của các doanh nghiệp. Theo ông Trang, là khả năng dự báo thị trường kém từ nhận định nhu cầu tiêu thụ thị trường cho đến xu hướng thay đổi giá của thế giới.