Cổ phiếu ngành phân bón tăng tích cực ngày 9/8

Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 9/8 đã có những hoạt động mua bán rất tích cực với sự tăng giá của nhiều loại cổ phiếu ở các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có thể nói đà tăng nổi trội của nhóm ngành phân bón khi hàng loạt cổ phiếu ngành này đều có giá lên cao như phân bón DPM, PMP, PSE… Bên cạnh đó, cổ phiếu của các hãng chứng khoán, công nghệ thông tin cũng gia tăng rộng rãi. Ngược lại, hầu như tất cả cổ phiếu của các công ty dầu khí đều nhuộm đỏ. Cổ phiếu ngân hàng cũng giảm nhưng ít hơn, phần nào giúp thị trường chung không bị giảm mạnh.

Cổ phiếu ngành phân bón tăng mạnh

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng 9/8. Hàng loạt mã cổ phiếu phân bón tăng mạnh. Như DPM tăng 6,9% lên mức giá trần 31.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu ngành phân bón là tâm điểm phiên giao dịch chứng khoán sáng 9/8. Và cùng đó, nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin, chứng khoán cũng có diễn biến rất tích cực.

cổ phiếu DPM
Cổ phiếu DPM tăng kịch trần

Trong 10 cổ phiếu nhóm ngành phân bón. Thị trường ghi nhận đến 6 mã tăng kịch trần. Bao gồm DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ). SFG của CTCP Phân bón Miền Nam. DCM của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau). LAS của CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. PMB của Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc. Và PSW của Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ.

Hàng loạt mã cổ phiếu phân bón tăng mạnh như DPM tăng 6,9% lên mức giá trần 31.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này đến cuối phiên sáng còn dư mua giá trần tới gần 715.000 đơn vị. Trong khi trắng bên bán. Các mã: PMP tăng 7,8%,  DCM tăng 5%, BFC tăng 3,5%, PSE tăng 1%.

Tại nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin. Mã ELC và GLT tăng 0,3%. FPT tăng 0,4%. CMG tăng 3,3%. ITD tăng 4,1%. Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán cũng ngập sắc xanh. Theo đó, SSI tăng tới 5,9%. FTS tăng 5,6%. SHS tăng 4,3%. VND tăng 4%. HCM và CTS tăng 3,7%. MBS tăng 3,6%. VCI tăng 3,1%. VDS tăng 3%. Đặc biệt, PHS còn tăng tới 14,5% lên giá trần 15.800 đồng/cổ phiếu và trắng bên bán.

Ở chiều giảm

Ở chiều ngược lại, sắc đỏ lan rộng tại nhóm cổ phiếu ngân hàng.  Cụ thể, nhóm ngân hàng có 6 mã tăng giá. Trong khi có tới 19 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Dù vậy, mức giảm của các cổ phiếu ngân hàng không lớn. Hầu hết là dưới 1%. Điều này cũng phần nào giảm được áp lực giảm điểm lên thị trường chung.

Cổ phiếu dầu khí diễn biến tiêu cực hơn khi không có mã nào tăng giá. Theo đó, PLX, PVB, PVC, PVS, PVD, BSR, OIL, TDG… nhuộm đỏ. Điểm tiêu cực nữa là khối ngoại cũng bán trên toàn thị trường với 43,73 tỷ đồng trên HOSE. 17,49 tỷ đồng trên HNX và 4,1 tỷ đồng trên UPCOM.

Cổ phiếu dầu khí
Cổ phiếu dầu khí có diễn biến tiêu cực

Kết thúc phiên sáng 9/8, VN-Index tăng 3,27 điểm lên 1.344,72 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 383 triệu đơn vị. Tương ứng hơn 11.865 tỷ đồng. Toàn sàn có 203 mã tăng giá, 165 mã giảm giá và 39 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 2,99 điểm lên 328,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 82 triệu đơn vị, tương ứng 2.060,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 102 mã tăng giá, 87 mã giảm giá và 180 mã đứng giá.

UPCOM- Index tăng 0,51 điểm lên 88,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 40,2 triệu đơn vị, tương ứng trên 774 tỷ đồng. Toàn sàn có 125 mã tăng giá, 83 mã giảm giá và 697 mã đứng giá.

Chứng khoán thế giới

Trên thị trường chứng khoán thế giới. Cụ thể là thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm khi mở cửa phiên 9/8. Trong lúc đồng USD giao dịch gần mức cao nhất trong bốn tháng, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ đẩy lợi suất trái phiếu lên.

Sáng nay, các sàn giao dịch tại Tokyo và Singapore nghỉ lễ khiến khối lượng giao dịch thấp, với chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,1%.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 210,17 điểm, xuống 25.969,23 điểm, khi báo cáo việc làm của Mỹ đưa đến nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ sớm dừng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,48% xuống 3.441,75 điểm.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,49% xuống 3.254,38 điểm trong 15 phút giao dịch đầu tiên của phiên này, cũng do lo ngại gia tăng về khả năng Fed sớm rút chương trình kích thích sau báo cáo việc làm.

Xem thêm các tin tức khác của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *