Nguy cơ đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến các chợ truyền thống, mà còn hiện hữu ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Đơn cử, sáng ngày 2/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội đã ra thông báo, tìm kiếm nhân sự đến làm việc tại Công ty Thực phẩm Thanh Nga trong khoảng thời gian từ 14/7 đến 1/8/2021. Điều đáng chú ý là Công ty Thanh Nga (địa chỉ 82/651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) là đơn vị cung cấp thịt cho một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Hà Nội. Điều này ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hóa trong khu vực thủ đô. Hãy chú ý đến bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm thông tin thị trường nhé.
Mục Lục
Chuẩn bị kịch bản cung ứng hàng hóa khi dịch bệnh diễn biến xấu hơn
Việc Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga và một số chợ truyền thống, chợ đầu mối có các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Trưởng Ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam vừa đã chủ trì cuộc làm việc với các Cục, Vụ chức năng của Bộ trên tinh thần: Cần chuẩn bị các giải pháp hiệu quả, quyết liệt hơn nữa, bởi dịch Covid-19 diễn biến rất nhanh và lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh. “Đã đến lúc chúng ta phải chuẩn bị cho những tình huống dịch bệnh diễn biến xấu hơn. Để đưa ra những kịch bản phù hợp. Nhằm chủ động ứng phó, vừa đảm bảo an toàn chống dịch. Nhưng vẫn phải thực hiện mục tiêu kép. Tuy nhiên, mục tiêu chống dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu”.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đặc biệt, trên địa bàn Hà Nội, gần đây nhất là việc Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga, đơn vị cung cấp nguồn hàng cho hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ và một số chợ truyền thống, chợ đầu mối có các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh tại một số cơ sở kinh doanh hàng hóa, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố.
Vẫn đảm bảo được nhiệm vụ cung ứng hàng hóa
Ông Hải cho rằng, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự nỗ lực của toàn ngành, Bộ Công Thương đã đảm bảo được nhiệm vụ cung ứng hàng hóa cho người dân, nhất là các địa phương đang có dịch.
Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ đã thành lập Tổ công tác Tiền phương về đảm bảo hàng hoá thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Tổ công tác đã có những hoạt động tích cực. Cũng như đưa những giải pháp phù hợp và bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, dịch đang diễn biến phức tạp và đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành. Do vậy, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải yêu cầu tới đây. Hoạt động của Tổ công tác sẽ được triển khai rộng trên phạm vi cả nước. Để đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu. Cũng như tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa.
Về việc cung ứng hàng hóa, Thứ trưởng giao Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối; mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của Tổ công tác Tiền phương. Không chỉ ở các tỉnh, thành phố phía Nam mà phải mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị, Vụ Thị trường trong nước phải xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa tương đương với các cấp độ của dịch bệnh. Đồng thời, ông nhấn mạnh, trong mọi tình huống, phải đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân cả nước. Nhất là ở các địa phương có dịch và đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Chấm điểm an toàn các chợ để chuẩn bị mở cửa lại
Chiều 5/8/2021, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ký công văn gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19.
Bộ Công Thương đề nghị rà soát, chỉ đạo sở, ngành liên quan hướng dẫn. Đồng thời bố trí địa điểm tạm thời thay thế các chợ bị đóng cửa. Do có ca nhiễm nhằm bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân địa phương.
Trong đó lưu ý địa điểm bố trí bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh. Chỉ kinh doanh hàng hóa thiết yếu theo quy định. Có biện pháp kiểm soát tốt mật độ, tần suất người mua bán tại điểm bố trí tạm thời. Tổ chức mua bán theo nguyên tắc một chiều. Bảo đảm số lượng hộ kinh doanh phù hợp. Bảo đảm giãn cách giữa các tiểu thương và khách mua hàng… Ngoài ra, Bộ Công Thương đề nghị rà soát, chỉ đạo việc đánh giá để mở cửa trở lại đối với các chợ tạm thời đóng cửa do có ca nhiễm Covid-19.