Dự án được xây dựng trên một vùng sa mạc rộng lớn thuộc vùng Kutch Ấn Độ, phía tây bang Gujarat, trải dài trên diện tích kỷ lục – 72.600 ha, tương đương với diện tích của “Đảo quốc sư tử” Singapore. Dự án trên sẽ bao gồm các dự án điện mặt trời và điện gió; Ngoài ra, một hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời được lắp đặt.
Tham dự lễ khởi công dự án, Thủ tướng Ấn Độ – Narendra Modi cho rằng, dự án công viên năng lượng tái tạo này chắc chắn sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia này trong những năm tới, nhằm giảm thiểu các nguồn năng lượng. cung cấp điện từ các nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu mỏ … Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dự án tái tạo này trong bài viết bên dưới.
Mục Lục
Dự án công viên năng lượng tái tạo
Công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt tại Ấn Độ đã vượt 100 gigawatt (GW) và dự kiến cán mốc 450 GW vào năm 2030. Bộ trưởng năng lượng Ấn Độ, ông K. Singh xem con số 100 GW công suất năng lượng tái tạo lắp đặt. Là “dấu mốc quan trọng” trong lịch sử ngành điện của quốc gia 1,36 tỷ dân.
Công suất năng lượng tái tạo lắp đặt trên không bao gồm nguồn điện từ các dự án thủy điện lớn. Đây là kết quả mới nhất trong nỗ lực đạt 450 GW công suất năng lượng tái tạo của Ấn Độ vào năm 2030.
Trong ngắn hạn, tính đến năm 2022. Ấn Độ đặt mục tiêu nâng công suất năng lượng tái tạo lên 175 GW. Tuy nhiên đây vẫn là một thách thức lớn. Bởi lẽ, trong khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi muốn nêu bật thành quả phát triển năng lượng tái tạo. Thì quốc gia này còn nhiều việc phải làm trong quá trình khử cacbon.
Theo báo cáo Triển vọng năng lượng Ấn Độ năm 2021 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Ấn Độ là quốc gia phát thải CO2 lớn thứ 3 thế giới. Mặc dù lượng phát thải CO2 bình quân đầu người thấp. “Cường độ carbon của ngành điện Ấn Độ cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế nêu.
Tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo ở quy mô lớn
Báo cáo này chỉ ra rằng than vẫn là “trụ cột trong kinh tế năng lượng của Ấn Độ, chiếm 44% thị phần năng lượng sơ cấp”. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo ở quy mô lớn.
Trong dẫn đề báo cáo, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol đánh giá sự tăng trưởng của ngành năng lượng tái tạo của Ấn Độ là “rất ấn tượng”. Quốc gia này “đang trên lộ trình dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực. Như năng lượng mặt trời và pin trong những thập kỷ tới”.
Bên cạnh năng lượng mặt trời, điện gió cũng nổi lên là “phân khúc” điện tái tạo có nhiều cơ hội phát triển ở Ấn Độ. Quốc gia này dự kiến bổ sung gần 20,2 GW công suất điện gió mới trong giai đoạn 2021 – 2025. Theo báo cáo được Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu và Công ty nghiên cứu và tư vấn MEC Intelligence công bố vào tháng 6 vừa qua.
Lĩnh vực “hydro xanh”
Ngoài ra, “hydro xanh” cũng là lĩnh vực thú hút sự quan tâm đầu tư tại Ấn Độ. Tiềm năng phát triển loại nhiên liệu này đã được Viện Năng lượng và Tài nguyên (TERI) có trụ sở tại New Delhi, nhấn mạnh trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào cuối năm ngoái. “Cho đến ngày nay, về cơ bản tất cả hydro tiêu thụ ở Ấn Độ đều đến từ nhiên liệu hóa thạch”, Viện Năng lượng và Tài nguyên cho biết.
“Tuy nhiên đến năm 2050, gần 80% lượng hydro của Ấn Độ sẽ là ‘hydro xanh’ và được sản xuất bằng điện tái tạo và điện phân”, Viện Năng lượng và Tài nguyên dự báo.
Trong trung hạn, Viện Năng lượng và Tài nguyên cho rằng. Chi phí sản xuất hydro từ năng lượng tái tạo sẽ giảm hơn 50% vào năm 2030. Cho phép nó bắt đầu cạnh tranh với hydro được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch.
Lời kết
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA). Ấn Độ chủ yếu sử dụng nhiệt điện than, dùng dầu mỏ cho giao thông và công nghiệp. Dùng sinh khối để sưởi ấm và nấu nướng dân dụng. Trong đó, than chiếm ưu thế với 55,9% mức tiêu thụ năng lượng cơ bản. Và là nguồn nhiên liệu sản xuất 3/4 sản lượng điện của Ấn Độ. Chính vì vậy, Ấn Độ đã quyết tâm đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo. Hhướng đến việc không sử dụng điện than trong tương lai. Với nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể giúp đẩy nhanh việc triển khai và hoàn thành mục tiêu.