Các ngân hàng đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm chỉ tiêu theo kế hoạch?

Đầu năm 2021, tất cả các ngân hàng đều đã đưa mục tiêu lợi nhuận đạt được trong từng quý và trong cả năm. Cho đến thời điểm hiện tại, hơn nửa năm đã đi qua vậy các ngân hàng hiện đã đạt được mức tăng trưởng đề ra trong nửa năm hay chưa? Liệu ngành ngân hàng – tài chính có đạt được mức đề ra ban đầu. Điều này cũng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong nội tại nền kinh tế. Vì kinh tế của toàn xã hội đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đó cũng là lý do các ngân hàng có thể giảm lợi nhuận và không đạt được kế hoạch ban đầu. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem mức tăng trưởng của các ngân hàng đang ở đâu nhé.

Lợi nhuận của Sài Gòn Bank tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái

Một nửa chặng đường 2021 đã đi qua với rất nhiều khó khăn, thử thách mà ở đó, đại dịch COVID-19 tác động sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế. Phần lớn các nhà băng đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt, thậm chí có thành viên đã cán đích kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong 6 tháng. Dù vậy, ngành ngành ngân hàng vẫn có kết quả khá khả quan khi phần lớn thành viên đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt, thậm chí có thành viên đã cán đích kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong 6 tháng.

Saigonbank là một ví dụ. Báo cáo tài chính quý 2/2021 mới công bố của ngân hàng cho biết, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt 136 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, ngân hàng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 130 tỷ đồng. Theo đó, mới chỉ qua 6 tháng nhưng ngân hàng đã hoàn thành vượt kế hoạch cả năm 2021. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên cán đích kế hoạch lợi nhuận trong năm nay.

Lợi nhuận của Sài Gòn Bank tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái
Lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt 136 tỷ đồng

MSB và Kienlongbank đạt trên 80% kế hoạch ban đầu

Trong khi đó, MSB cũng đang tiến đến rất gần đích. Khi hoàn thành được tới 95,1% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng. Cụ thể, sau 2 quý, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3.119 tỷ đồng. Cấp tới hơn 3 lần cùng kỳ. Trong đó, thu nhập từ lãi tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng. Với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 15%. So với đầu năm đạt hơn 91 nghìn tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MSB cũng có sự bứt phá mạnh mẽ. Đạt gần 2.400 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng. Tạo luân chuyển vốn, tăng lãi bất thường cho các ngân hàng. Kienlongbank là một ví dụ điển hình. Nhờ giải quyết được khoản nợ xấu tồn đọng với dư nợ. Có khả năng mất vốn liên quan lên đến gần 1.900 tỷ đồng hồi đầu năm nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Kienlongbank đạt lợi nhuận trước thuế 805,70 tỷ đồng, tăng tới 409,26% so với cùng kỳ. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 80,57% kế hoạch lợi nhuận năm 2021. Tương tự, nhiều thành viên khác như Argibank, NamABank, VietinBank, SeABank hay LienVietPostBank cũng chỉ cần nửa năm để hoàn 2/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm.

MSB và Kienlongbank đạt trên 80% kế hoạch ban đầu
MSB hoàn thành được tới 95,1% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng

Nhà nước ban hành thông tư 01 và 03 về cơ cấu nợ

Để tạo điều kiện cho ngân hàng có thể cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01. Còn có thông tư 03 về cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ. Nhờ đó các ngân hàng chưa phải trích lập dự phòng rủi ro. Đầy đủ với các khoản nợ xấu được tái cơ cấu.

Như trên, kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng được đánh giá là mảng sáng hiếm hoi. Trong bức tranh chung không mấy sáng sủa của cả nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, theo giới phân tích, kết quả trên báo cáo tài chính. Nó vẫn chưa phản ánh đầy đủ lợi nhuận của các nhà băng.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng. Nhờ chính sách này, lợi nhuận của các ngân hàng chưa được phản ánh một cách đầy đủ. “Theo tôi biết, số nợ cơ cấu theo Thông tư 01/2020 và Thông tư 03/2021 hiện nay là 347 nghìn tỷ đồng. Nhưng con số này khả năng sẽ còn lớn hơn. Chỉ cần ước chừng 30% biến thành nợ xấu thì khoản nợ xấu cũng là rất lớn, áp lực theo đó cũng rất lớn. Chính vì áp lực này mà các chuyên gia phân tích đánh giá ngân hàng có lợi nhuận cao một phần chưa đánh giá đúng các rủi ro. Nếu phải trích đầy đủ thì mức lợi nhuận đó sẽ không còn được như vậy”, ông Hùng nói.

Một số ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá

Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng vẫn chưa đi được một nửa quãng đường. Như Eximbank (mới hoàn thành 25,8% kế hoạch). Hay VietBank (29,6%), OCB (48,4%)… Xét về con số tuyệt đối, Vietcombank vẫn đang dẫn đầu hệ thống. Với mức lợi nhuận ghi nhận trong 6 tháng đầu năm lên tới 13.570 tỷ đồng,. Tăng trưởng 23,6% so với cùng kỳ, hoàn thành 53% kế hoạch năm.

Một số ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá
Một số ngân hàng giao dịch vẫn đang ảm đạm

Trong khi đó, Techcombank – một đại diện từ khối ngân hàng thương mại tư nhân. Nó tiếp tục vượt qua các “ông lớn” VietinBank và BIDV để trở thành ngân hàng đạt lợi nhuận cao thứ 2 hệ thống sau 6 tháng, với 11.536 tỷ đồng, tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 58,3% kế hoạch năm.

VietinBank đứng thứ ba với lợi nhuận trước thuế 10.850 tỷ đồng,tăng trưởng 45% so với cùng kỳ, hoàn thành 64,6% kế hoạch. Trong khi đó, dù chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất, nhưng một “ông lớn” có vốn nhà nước khác là Agribank cũng đạt kết quả khả quan với 9.464 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ sau 6 tháng, cao thứ tư trong hệ thống. Với kết quả này, Agribank đã hoàn thành 69,4% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (13.640 tỷ đồng).

Số liệu báo cáo có thể thay đổi nhiều so với kế hoạch

Trên thực tế, nhiều chuyên gia như ông Nguyễn Quốc Hùng cũng đều có một nhận định chung. Đó là con số lợi nhuận và con số nợ xấu sẽ còn có sự thay đổi lớn trong thời gian sắp tới. Tình hình kinh tế – xã hội còn chưa được cải thiện thì chiều hướng phát triển của các ngân hàng chưa có gì là hoàn toàn chắc chắn cả.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, chính sách về tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khiến cho tình trạng nợ xấu của các ngân hàng chưa được đánh giá chính xác trên các báo cáo tài chính gần nhất. Một khi con số nợ xấu bị lộ rõ, các khoản chi phí dự phòng tăng mạnh sẽ ăn mòn lợi nhuận ngân hàng trong thời gian tới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *